Tìm kiếm nâng cao

Tin tức

Khai Thác Cát Trái Phép Gây Sạt Lở

Hàng loạt May xay dung tàu khai thác cát hoạt động trái phép suốt ngày đêm tại đoạn sông Lam chảy qua địa bàn xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh gây nên tình trạng sạt lở lớn tại thôn Hồng Lam. Mỗi năm nhiều diện tích đất sản xuất Thiet bi xay dung, đất ở bị nước cuốn trôi, “ốc đảo” Hồng Lam đang có nguy cơ bị “sông nuốt”.


Hàng loạt tàu cát hoạt động trái phép là nguyên nhân gây sạt lở tại thôn Hồng Lam.

Làng có nguy cơ bị “sông nuốt”

Nằm gần cầu Bến Thủy, cách xã Hưng Hòa, TP Vinh khoảng 300m nhưng thôn Hồng Lam, xã Xuân Giang gần như tách biệt với bên ngoài. Thôn vốn là một bãi nổi giữa sông Lam có diện tích khoảng 4km2, dân số 120 hộ với 680 nhân khẩu. Thôn chủ yếu là nhà tạm, nhà cấp 4 ọp ẹp, không có chợ, người dân muốn mua bán cái gì cũng phải đi đò từ bãi nổi vào bờ. Sông rộng, nước sông chảy siết nhưng phương tiện đi lại của người dân chỉ là một chiếc đò ngang tự chế cũ nát nên gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ cần trời mưa, gió cấp 4 là cả thôn cô lập hoàn toàn với thế giới xung quanh, bởi vậy mọi người thường gọi cư dân nơi đây là dân “cồn nổi” hay dân “xóm ốc đảo” Máy xây dựng công trình. Người dân sinh sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp nhưng trong những năm gần đây diện tích đất sản xuất của thôn ngày càng giảm dần nguyên nhân là do tình trạng sạt lở gây ra. Bên cạnh nỗi lo mất đất, mất làng thì hiện tại người dân nơi đây còn đối diện với nguy cơ bị hà bá đe dọa khi đi lại. Được biết hiện việc đi lại của cả thôn từ bãi nổi giữa sông vào bờ và ngược lại đều trông chờ vào một chiếc đò ngang vốn đã cũ nát, nguy cơ xảy ra tai nạn có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Anh Hồ Văn Tường - chủ nhân chiếc đò ngang hàng ngày vẫn thường chở người dân Hồng Lam từ bãi nổi vào bờ và ngược lại cho biết: “Thuyền cũ, sông rộng, nước chảy siết mỗi ngày lại chở cả mấy chục chuyến, có những chuyến chở tới 30 người trong lúc áo phao chỉ có mấy chiếc cho có. Nếu có tai nạn xảy ra chắc là hậu quả sẽ là khôn lường...”. Hiện tại ở đây con đò của anh Tường là cây cầu nối duy nhất giữa “ốc đảo” với đất liền nên biết việc đi lại là nguy hiểm nhưng người dân cũng không còn lựa chọn khác đành phải phó mặc tính mạng mình cho sự lành dữ của thủy thần “Không đi đò các cháu không thể đến trường, người dân không thể mua bán, giao lưu trao đổi với bên ngoài. Biết đi là nguy hiểm, Máy xây dựng không biết chết lúc nào nhưng cũng phải chịu, mỗi khi lên đò chỉ biết cầu trời cho mọi việc bình yên thôi”, bà Nguyễn Thị Yên (61 tuổi), thôn Hồng Lam chia sẻ. Liên quan đến việc đảm bảo an toàn cho việc đi lại,Thiết bị xây dựng người dân ở thôn Hồng Lam đã nhiều lần kiến nghị lên các cơ quan chức năng hỗ trợ cho mua một con đò mới an toàn, tuy nhiên đề xuất chính đáng này không được chính quyền quan tâm.

Thủ phạm là nạn “cát tặc”

Qua tìm hiểu của chúng tôi do tình trạng sạt lở gây mất đất ở Máy công trình, đất sản xuất nên hiện tại nhiều người dân thôn Hồng Lam đang rời bỏ làng để đi nơi khác ở. Nguyên nhân dẫn đến sạt lở là do tình trạng khai thác cát ồ ạt trái phép diễn ra trên đoạn sông Lam chảy qua địa bàn xã Xuân Giang gây ra. Ông Nguyễn Văn Phong - Trưởng thôn Hồng Lam, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân bức xúc: “Hàng ngày có cả chục chiếc tàu hút cát hoạt động suốt ngày đêm trên địa bàn xóm. Họ hút cát làm thay đổi dòng chảy của sông nên gây ra tình trạng sạt lở. Họ khai thác công khai từ nhiều năm nay nhưng không thấy ai nhắc nhở và xử lý gì cả. Người dân chúng tôi đã nhiều lần phản ảnh lên các cơ quan chức năng nhưng tình trạng khai thác cát không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng”.

Trao đổi với phóng viên Báo Xây dựng, ông Lê Lưu - Chủ tịch UBND xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân cho biết: “Việc các thuyền khai thác cát hoạt động trên đoạn sông Lam chảy qua địa bàn xã gây sạt lở xã có biết nhưng do lực lượng, phương tiện thiếu nên không thể đẩy đuổi được. Xã đã cố gắng nhưng làm không được, chúng tôi báo cáo sự việc lên huyện rồi, giờ chỉ mong vào việc huyện cử lực lượng xuống để xử lý thôi”.

EnglishVietnamese
  • TIN TỨC
  • SẢN PHẨM BÁN CHẠY
  • ÐỐI TÁC
  • Thống Kê
  • HÌNH ẢNH